Hội thảo “Chia sẻ sáng kiến kỹ thuật và mô hình kinh doanh trong phục hồi rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á”

Đơn vị tổ chức: Lãnh đạo viện
Người thực hiện: , Triệu Thái Hưng, Nguyễn Thị Thùy
Thời gian: 19/10/2017
Địa điểm: Khách sạn La Thành, Hà Nội
Giới thiệu

Ngày 19 - 20/10/2017, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Viện Nghiên cứu Lâm sinh phối hợp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ sáng kiến kỹ thuật và mô hình kinh doanh trong phục hồi rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á”. Tham gia hội thảo có gần 70 đại biểu gồm các nhà chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học và giáo dục, cán bộ dự án các cấp quan tâm đến phục hồi rừng từ gần 30 tổ chức khác nhau ở ba nước: Indonesia, Lào và Việt Nam. Hội thảo được thực hiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cũng như phát triển hợp tác trong lĩnh vực phục hồi rừng ở Khu vực.

Nội dung

Ngày 19 - 20/10/2017, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Viện Nghiên cứu Lâm sinh phối hợp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ sáng kiến kỹ thuật và mô hình kinh doanh trong phục hồi rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á”. Tham gia hội thảo có gần 70 đại biểu gồm các nhà chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học và giáo dục, cán bộ dự án các cấp quan tâm đến phục hồi rừng từ gần 30 tổ chức khác nhau ở ba nước: Indonesia, Lào và Việt Nam. Hội thảo được thực hiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cũng như phát triển hợp tác trong lĩnh vực phục hồi rừng ở Khu vực.

Bà Alison Rusinow, Giám đốc tổ chức SNV ở Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thế Chiến

 

Ngày 19/10/2017, phát biểu tại buổi khai mạc của Hội thảo, ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh sự cần thiết trong việc chia sẻ nghiệm và hợp tác trong khu vực về phục hồi rừng. Bà Alison Rusinow, Giám đốc tổ chức SNV ở Việt Nam đã rất ấn tượng với sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn và cho rằng đây là một cơ hội tốt để chia sẻ các bài học, sáng kiến kinh nghiệm trong phục hồi rừng. Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò của hội thảo này trong bối cảnh rừng bị suy thoái và các thách thức trong việc phát triển rừng để đóng góp vào giảm đói nghèo. Hội thảo vinh dự có sự tham gia của ông Jörg Rüger, Bí thư thứ nhất phụ trách môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Phát biểu tại Hội thảo, ông đánh giá cao sự chia sẻ của các nước về kinh nghiệm phục hồi rừng.

Sau phiên khai mạc, hội thảo tiếp tục với ba phiên trình bày theo các chủ đề: Bối cảnh và các chính sách phục hồi rừng; Kỹ thuật và phương pháp tiếp cận trong phục hồi rừng; Tiếp cận cảnh quan và mô hình kinh doanh trong phục hồi rừng. Sau đó, các thành viên trong hội thảo được chia thành 2 nhóm liên quan đến 2 chủ đề chính sách và kỹ thuật để thảo luận về các vấn đề còn tồn tại, thách thức và xác định các giải pháp tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả của việc phục hồi rừng.

Ngày 20/10/2017, hơn 40 đại biểu đã đi thăm quan một số mô hình thí nghiệm phục hồi rừng thành công tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, tại Cầu Hai, Phú Thọ, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Các đại biểu đã thăm quan các mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, trồng rừng cây bản địa trên đất thoái hóa, vườn ươm và Vườn thực vật của Trung tâm.

Ảnh: Lê Phát Quối

 

Ông Jörg Rüger, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán CHLB Đức, phụ trách môi trường và bảo tồn thiên nhiên (đứng thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Nguyễn Thế Chiến

 

Ảnh: Nguyễn Thế Chiến