Teak in Mekong for a sustainable future - Chapter 6: Teak plantations in Vietnam
Tếch (Tectona grandis) là một trong những loại gỗ nhiệt đới có giá trị quan trọng nhất trên thế giới. Tếch phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Lào, nhưng đã được trồng trên 70 quốc gia nhiệt đới. Cuốn sách TẾCH Ở TIỂU VÙNG MEKONG CHO MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG là kết quả của Dự án Teak Mekong do ITTO thực hiện ở Tiểu vùng Mekong với sự hỗ trợ tài chính của BMEL (Bộ Lương thực và Nông nghiệp, CHLB Đức) cùng với 5 quốc gia tham gia là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Ở Việt Nam, Tếch được nhập nội và trồng từ đầu Thế kỷ 20. Kết quả đánh giá cho thấy Tếch thích nghi biên độ sinh thái rộng, hiện đang được trồng ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với lập địa thích hợp năng suất đạt 9-15 m3/ha/năm với chu kỳ khoảng 20 năm. Mặc dù gỗ tếch có giá trị cao, đang được người dân ở Sơn La và Đắc Lắc khai thác và bán với giá hàng chục triệu đồng/m3, nhưng diện tích rừng trồng Tếch ở Việt Nam còn rất hạn chế, khoảng 6.600 ha (Kiểm kê rừng 2016). Từ năm 2019-2022, Viện Nghiên cứu Lâm sinh đã tham gia Dự án ITTO Tếch với các nội dung nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng rừng, cải thiện chuỗi giá trị gỗ Tếch. Đây cũng là cơ hội để Viện tổng hợp thông tin về Tếch ở Việt Nam và được biên soạn trong Chương 6 (Teak plantations in Vietnam) của cuốn sách này. Việc biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của đọc giả.
DOWNLOAD tại đây
SÁCH CÙNG LĨNH VỰC
Kỹ thuật gây trồng một số loài cây Lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao
Lại Thanh Hải, Trần Anh Hải, Phạm Đình Sâm, Ninh Việt Khương, Phan Thị Luyến
2014
Năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
Đặng Thịnh Triều, Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Hoàng Tiệp, Nguyễn Văn Bích, Đặng Thái Dương
2009
Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Công Hoan, Trần Quốc Hưng, Đỗ Hoàng Chung, Nguyễn Trọng Điển
2020