Tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn Sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại tỉnh Cao Bằng và kết hợp trồng thử nghiệm Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu”

10-06-2020 Lại Thanh Hải

Ngày 08/6/2020, tại Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng, Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài "Nghiên cứu bảo tồn Sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại tỉnh Cao Bằng và kết hợp trồng thử nghiệm Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu” do ông Bế Đăng Khoa - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ tịch Hội đồng đã tiến hành họp xem xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn thực hiện đề tài của Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam  

Đề tài được phê duyệt với Mục tiêu chung: Bảo tồn được cây Sâm mọc tự nhiên ở Cao Bằng và chọn được 1-2 loài Sâm gây trồng phát triển tại tỉnh Cao Bằng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương và Mục tiêu cụ thể: (i) Xác định được tên, đặc điểm sinh học và giá trị dược liệu của cây Sâm có bố tự nhiên ở Cao Bằng; (ii)  Chọn được 1-2 loài Sâm phù hợp với sinh thái tỉnh Cao Bằng để gây trồng và phát triển; (iii) Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bảo tồn cây Sâm (Panax sp) phân bố tự nhiên Cao Bằng; (iv) Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng Sâm (Panax sp.), Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu tại tỉnh Cao Bằng; (v) Xây dựng 2 mô hình trồng cây Sâm dưới tán rừng và mái che phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Cao Bằng; và (vi) Chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân, doanh nghiệp tại địa phươngnghiệp tại địa phương.

Để giải quyết được mục tiêu đề ra đề tài có 5 nội dung chính (i) Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, hiện trạng và giá trị dược liệu của loài Sâm có phân bố tự nhiên ở Cao Bằng. (ii) Nội dung 2: Nghiên cứu nhân giống và bảo tồn Sâm (Panax sp) có phân bố tự nhiên ở Cao Bằng (iii) Nội dung 3: Trồng thử nghiệm cây Sâm (Panax sp), Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu. (iv) Nội dung 4: Đánh giá chất lượng dược liệu của Sâm (Panax sp), Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu trồng tại Cao Bằng và (v) Nội dung 5: Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo, hội nghị, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật.

Qua xem xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn của Viện Nghiên cứu lâm sinh, nghe báo cáo trình bày của chủ nhiệm đề tài cũng như các ý kiến giải trình của Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Hội đồng đã có đánh giá cụ thể: Thuyết minh đề tài được xây dựng khá chi tiết, có tính khoa học, thực tiễn và tính khả thi cao. Tổng quan đề tài đã nêu được những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu như đặc điểm phân bố, sinh thái của cây Sâm; nghiên cứu về chọn giống, nhân giống các biện pháp kỹ thuật trồng và các nghiên cứu liên quan đến cây Sâm, luận giải rõ ràng về tính cấp thiết phải thực hiện đề tài. Nội dung nghiên cứu đầy đủ, phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung đề ra, có địa điểm cụ thể bố trí cho thí nghiệm và xây dựng mô hình. Sản phẩm khoa học đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của tỉnh. Tổ chức và các cá nhân đăng ký tham gia thực hiện có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai đề tài, hơn nữa có phương án phối hợp các cơ quan chuyên môn liên quan tại địa phương thực hiện đề tài. Hội đồng cũng đã tư vấn cho đơn vị trúng tuyển những điểm cần phải hoàn thiện trong hồ sơ để triển khai tốt nhiệm vụ trong thời gian tới cụ thể: Cần đánh giá cụ thể thực trạng khai thác, bảo tồn cây sâm trên địa bàn tỉnh, nội dung điều tra nghiên cứu cần có giới hạn phạm vi cụ thể, có phương án phối hợp với các đơn vị tại địa phương trong quá trình triển khai, phương án chuyển giao và duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc.


Đề tài được Hội đồng bỏ phiếu nhất trí triển khai thực hiện với 76,2 điểm, giao cho Viện Nghiên cứu lâm sinh là đơn vị chủ trì thực hiện.

Một số hình ảnh buổi họp